Bệnh gút (bệnh gout) , bệnh gút là gì?
Nhiều người thắc mắc và đặt ra câu hỏi rằng bệnh gút là gì? Tại sao lại
gọi là bệnh gút và những nguyên nhân triệu chứng của bệnh gút là gì?
Chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn xem bệnh gút là gì nhé.
Gout
là một bệnh lý có lẽ được biết đến lâu đời nhất của loài người – đã hơn
2000 năm nay. Ngày xưa nó đuợc xem như là "bệnh của vua chúa" vì thường
xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của
người giàu. Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp
ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam,
hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này và người ta
thống kê được hàng nghìn câu hỏi đặt ra cho cách chữa trị bệnh gút là
gì?
Vậy bệnh gút là gì?
Bệnh
gút (tiếng Anh: gout, tiếng Pháp: goutte, nghĩa là giọt nước) hay còn
gọi theo cách Hán Việt là thống phong, là một loại viêm khớp. Phần lớn
các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn
gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống
rượu thường xuyên.
Bệnh
gút (Gout, thống phong) là một bệnh với những cơn viêm khớp xương tái
diễn cấp tính do sự kết đọng của tinh thể muối urat trong khớp xương.
Khớp xương hay bị bệnh gút nhất là khớp bàn ngón chân cái. Thông
thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất
đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên. Những khớp khác trong cơ thể cũng có thể
bị bệnh gút như khủy tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân...
Bệnh gout xảy ra nhiều ở nam giới, khoảng 20 lần nhiều hơn so với nữ
giới. 90 phần trăm bệnh nhân là nam giới trên 40 tuổi.
Gút là
một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có
quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể
dẫn đến:
Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái
Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da
Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.
Đàn
ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do cac gen bị trục trặc
thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gút
như thường. Các yếu tố có nguy cơ khác bao gồm béo phì, tiền sử gia
đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử
dụng của một số thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu).
Những yếu tố làm tăng nguy cơ tăng bệnh gút là gì?
Một số bệnh lý và thuốc: Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị bệnh Gout,
như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động
mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng,
đột ngột, ít vận động,...cũng làm tăng acid uric máu. Một số thuốc như
lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm
lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine
(một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh
ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào
và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.
Gen di truyền: Một phần tư số bệnh nhân bị Gout có tiền sử gia đình bệnh này.
Tuổi và giới:
Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu
thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam
thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.
Biến chứng:
Một số bệnh nhân bị Gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có
sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da cọi là sạn urat
(tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận.
Vậy bạn đã tìm cho mình được câu hỏi bệnh gút là gì chưa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét